LUẬN VỀ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

25-11-2019 9470
5 /5 của 1 đánh giá

  Là một sản phẩm của văn hóa Trung Quốc, khoa Tử vi thoát thai từ triết học Trung Quốc, cụ thể là Kinh Dịch.

LUẬN VỀ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

  Là một sản phẩm của văn hóa Trung Quốc, khoa Tử vi thoát thai từ triết học Trung Quốc, cụ thể là Kinh Dịch. Khoa Tử vi đã mượn lý thuyết Âm Dương Ngũ hành của Kinh Dịch làm nền tảng triết lý cho việc bói toán.

   Thành thử muốn hiểu Tử vi tất phải biết qua về triết lý này. Phần tham luận về Âm Dương Ngũ hành này được chia làm hai mục:

- Sơ lược lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, trình bày quan niệm của tiết học Trung Hoa về nguồn gốc, bản chất, đặc tính, quy luật tương quan giữa Âm Dương Ngũ hành.

- Sự ứng dụng lý thuyết Âm Dương Ngũ hành vào khoa Tử vi, đề cập đến các quy tắc biến hóa về Âm Dương Ngũ hành trong lá số tử vi, để từ đó, tìm căn bản giải đoán lá số.

A- SƠ LƯỢC LÝ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

Trong quyển Triết học Trung Quốc Đại cương của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, lý thuyết Âm Dương Ngũ hành đã được trình bày rất cặn kẽ.

Có thể tóm lược lý thuyết này qua những nét chính yếu sau đây: 

   1) Từ lý thuyết Âm Dương Ngũ hành đến khoa Tử vi 

  1. a) Lý thuyết này có từ trước đời nhà Tần. Tác giả nguyên thủy là Trầu Diễn, sinh vào khoảng giữa thế kỷ thứ III trước Tây Lịch. Ông sáng lập một triệt phái mà các nhà sử học gọi là Âm Dương gia. 
  2. b) Đến đời nhà Tần, các sách triệt đều bị đốt và bị cấm lưu hành. Muốn học thì phải học đám quan lại, muốn đọc thì chỉ còn đọc những sách bói toán. Việc cấm đoán tự do ngôn luận khiến các học giả phải dựa vào các sách bói toán mà nghị luận. Sách bói toán bấy giờ là Kinh Dịch, những nghị luận trong sách đó là Dịch truyện. Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành được tập Dịch truyện này quảng diễn thêm. .
  3. c) Đến đời Hán, triết gia nổi danh là Đổng Trọng Thư đã khai triển sâu rộng lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, vốn là sở trường của nền học của Ông. Cái gì ông cũng ghép vào Âm Dương Ngũ hành (như vua là dương, tôi là âm, cha là dương, con âm, chồng dương, VỢ âm... mùa xuân là Mộc, hạ thuộc Hỏa, thu thuộc Kim, đồng thuộc Thủy, hướng Đông thuộc Mộc, hướng Nam thuộc Hỏa, hướng Bắc là Thủy, Trung ương là Thổ). Luật biến hóa của Âm Dương Ngũ hành được xem là luật biến hóa chung của vũ trụ và cả của con người, có thể áp dụng vào việc trị nước. Cho nên đời Hán có các quan cõi riêng về luật biến hóa này để khuyến cáo chính sách quốc gia, đề phòng tai trời ách nước. Việc khuyến cáo sai đưa đến sự huyền chức. Đó là tác dụng bói toán của lý thuyết này. Tác dụng đó đưa đến sự hình thành phái Tượng số, cũng do Đổng Trọng Thư dẫn đầu. Nhiều nho gia đã mượn thuyết Âm Dương Ngũ hành này để chú thích Kinh Dịch thêm cho phong phú. 

  1. d) Phái học Tượng số đó đến thời nhà Tống lại càng thịnh đạt và được phát huy mạnh mẽ để ứng dụng vào những môn học huyền bí. Công trình này do một đạo sĩ là Trần Đoàn đã cụ thể hóa tướng số, trong đó khoa Tử vi là một ngành. Thành thử, tóm tắt có thể nói:

- Trâu Diễn là nguyên tổ của lý thuyết Âm Dương Ngũ hành.

- Đổng Trọng Thư là người khai triển và quảng bá lỗi lạc nhất.

- Trần Đoàn là tác giả khai sáng khoa Tượng số của họ Đổng và lập ra môn Tử vi.

Đó là lược dẫn nguồn gốc của khoa Tử vi.

 2) Nội dung lý thuyết Âm Dương Ngũ hành

Trở lại phần lý thuyết nguyên thủy của Âm Dương Ngũ hành, triết sử ghi rằng thuyết này nằm trong phần Vũ trụ luận, nhằm tìm hiểu nguồn gốc, đặc tính, quy luật biến hóa của vũ trụ, vạn vật, sự thể hiện của vũ trụ, dứt điểm của vũ trụ. Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành bắt nguồn từ học thuyết Thái cực và các nghị luận rút trong Kinh Dịch.

Học thuyết này cho rằng nguồn gốc sơ khởi nhất của vũ trụ vạn vật là Thái Cực. Thái Cực cùng với Âm Dương là những ý niệm cơ bản của Kinh Dịch. Âm Dương được thống nhất trong Thái Cực. Sự phát sinh của Âm Dương từ Thái Cực theo một đại lịch trình (gọi là Dịch, nói khác đi là quy luật chuyển động biến hóa - loi des mouvements hay dialectique). Đại lịch trình đó được diễn tả qua trích văn sau đây, lấy trong Hệ từ truyện:

"Dịch có Thái Cực, sinh ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái".

   Khởi điểm của lịch trình là Thái Cực, từ đó mới sinh ra Lưỡng Nghi (tức là hai khí Âm, Dương), kế đến mới sinh tiếp Tứ Tượng (là bốn mùa), từ Tứ Tượng mới tiếp sinh ra Bát Quái (tức tám hiện tượng lớn và cơ bản của vũ trụ). Đó là Càn (chỉ Trời), Không (chỉ Đất), Chấn (chỉ sấm sét), Tốn (chỉ gió), Khảm (chỉ nước), Lu (chỉ lửa), Cấn (chỉ núi), Đoài (chằm hay đồng cỏ tháp có nước).

- Trong Thái Cực, tiềm phục hai khí Âm Dương. Về tính chất, hai khí này vẫn đối lập nhau khi còn ẩn trong Thái Cực. Vạn vật sinh thành là nhờ hai khí Âm Dương và cũng nhờ hai khí đó mà biến hóa. Một khí đơn độc thì không sinh phát được. Phải có sự giao hợp giữa hai khí thì mới sinh được vạn vật: Đó là cái luật lớn của Trời Đất (gọi là cái Đức lớn). Đức này là Đức Sinh.

Cái đức đó chủ sự sinh trưởng, nó là cái đà sống, cái sức thúc đẩy cuộc sống. Luật sinh này theo một quy tắc nhất định gọi là Đạo: đó là quá trình diễn biến của sự vật từ lúc bắt đầu đến khi hình thành. Quá trình này phải qua bốn giai đoạn là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, hay là bốn hiện tượng, bốn trạng thái diễn biến:

- Nguyên là trạng thái tiên khởi của vật khi bắt đầu vào cuộc sống.

- Hanh là hanh thông, thông đồng, sự tiếp xúc của nguyên vật với ngoại giới.

- Lợi là thuận lợi tức là tình trạng của sinh vật đã thích ứng được với hoàn cảnh khi tiếp xúc với ngoại giới của giai đoạn Hanh.

- Trinh là sự thành tựu hẳn hoi của sự vật. Nói khác đi, Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh là một quá trình 

cấu tạo do sự chuyển động nội tại của hai khí Âm Dương để sinh ra sự vật (processus dialectique) qua các bước nói trên của Đạo.

    Khi vật hình thành, vật cũng biến động theo một chu kỳ (cycle dialectique) gồm 4 bước: Thành, Thịnh, Suy, Hủy, đánh dấu mức độ phát triển và suy tàn dần dần của hai khí Âm Dương giao tiếp:

- Thành là giai đoạn của Thiếu Dương, giai đoạn khí Dương vừa từ khí Thái Âm sinh ra.

- Thịnh là giai đoạn của Thái Dương, giai đoạn của khí Dương phát triển cao độ. Hà - Duy là giai đoạn của Thiếu Âm, giai đoạn khí Âm vừa từ khí Dương sinh ra.

- Hủy là giai đoạn của Thái Âm, giai đoạn của khí Âm phát triển cực độ, lấn át hết khí Dương.

Cứ như vậy mà Âm Dương tiếp tục xoay vần, khi thịnh khi suy, theo một tuần hoàn sinh hóa không bao giờ đứt đoạn của luật Đạo.

Cũng theo đạo biến hóa của Âm Dương và dưới sự thúc đẩy của đức sinh, bốn mùa và ngũ hành được cấu tạo. Đổng Trọng Thư viết:

"Khí của Trời Đất, hợp thì là một, chia thì là Âm và Dương, tách ra làm bốn mùa, bày xếp thành ngũ hành".

Ngũ hành được các triết gia xem là năm nguyên tố căn bản của vũ trụ. Đó là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy.

- Mộc là gỗ hay nói chung tất cả những loại cây. - Hỏa là lửa (chất) hay hơi nóng (biểu tượng).

- Thổ là đất (chất hay nói chung tất cả khoáng vật (trừ kim khí).

   - Kim là vàng hay nói chung là tất cả các loại kim khí. 

   - Thủy là nước hay nói chung là chất lỏng.

   Đổng Trọng Thư đã xếp ngũ hành theo thứ tự đó: "Một là Mộc, hai là Hỏa, ba là Thổ, bốn là Kim, năm là Thủy. Mộc là hành đầu của ngũ hành, Thủy là hành chót, Thổ là hành giữa. Đó là thứ tự tự nhiên".

   Thứ tự này có nhiều tác giả không đồng ý (như Ban Cố đời Hậu Hán). Những quy tắc sinh khắc giữa năm hành thì tương đồng giữa các tác giả là:

   Hai hành kế tiếp nhau thì sinh nhau, mà đúng cách nhau một hành thì khác nhau.

   Như vậy thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh | Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, theo chiều ấn định.

   Quy tắc tương khắc là: Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa, | Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. (Có sách dùng chữ thắng thay cho chữ khắc, nhưng cũng đồng nghĩa với nhau).

   Nếu Âm Dương có phương vị và đường đi lối lại riêng của Âm Dương thì ngũ hành cũng thế. Vậy, tất nhiên phát sinh mối quan hệ giữa Âm Dương và Ngũ hành trong không gian và thời gian. Theo Đổng Tử thì "gặp lúc khi Dương đang thịnh mà hành Mộc, hành Hỏa lại được khí Dương ấy giúp vào thì thành mùa xuân, mùa hạ và vạn vật được sinh trưởng; gặp lúc khí Âm đang thịnh mà hành Kim, hành Thủy lại được khí Âm giúp vào thì thành mùa thu, mùa đông. Vì hai cái khí Âm Dương đắp đổi suy thịnh và luôn luôn chuyển, cho nên ảnh hưởng của nó đối với ngũ hành không dứt và bốn mùa vì thế xoay vần bất tuyệt".

Mỗi hành làm chủ cái khí của một mùa.

   "Mộc ở phương Đông làm chủ khí Xuân, Hòa ở phương Nam làm chủ khí Hạ, Kim ở phương Tây làm chủ khí Thu, Thủy ở phương Bắc làm chủ khí Đông. Cho nền Mộc chủ sinh mà Kim chủ sát, Hỏa chủ nóng mà Thủy chủ lãnh. Thổ ở giữa gọi là Thiên nhuận. Thổ là chân tay của Trời, đức của Thổ tươi tốt, không thể dựa vào công việc riêng của một mùa mà mệnh danh cho Thổ được: cho nên có ngũ hành mà lại chỉ có tứ thời là vì Thổ kiêm cả tứ thời.

   Kim Mộc Thủy Hỏa, tuy mỗi hành có một chức vụ, nhưng, không nhờ nơi Thổ thì Kim Mộc Hỏa Thủy không đứng vững".

   Như vậy Đổng Trọng Thư đã đặt sẵn cho Thổ một vai trò hết sức đặc biệt, vừa kiêm cả Tứ thời, vừa là chỗ dựa cho bốn hành còn lại. Điểm này được phản ảnh sau này trong khoa Tử vi.

   Thuyết ngũ hành, nguyên được suy diễn từ pháp thuật ngũ hành của cổ nhân. Cổ nhân cho rằng có sự ảnh hưởng qua lại giữa con người và sự vật trong vũ trụ, cho nên quan sát các hiện tượng của vũ trụ có thể dự đoán phúc họa cho con người. Vì vậy, phái Tượng Số mới ghép ngũ hành vào một trong sáu phép thuật của số. Sáu phép đó là: Thiên Văn, Lịch Phổ, Ngũ Hành, Thị Quy (bói cỏ thi, bói rùa), Tạp Chiêm (đoán điềm), Hình Pháp (xem tướng). Thuyết ngũ hành được phổ cập rất nhiều ở thời Chiến quốc, nhất là vào cuối thời này. Cái gì cũng được người ta ngũ hành hóa (bốn phương, bốn mùa). Trâu Diễn còn mang ngũ hành vào triết học lịch sử, gán ngũ hành vào Ngũ đức. Những, cái dụng phổ biến nhất của thuyết ngũ hành là cái dụng bói toán của phái Tượng Số. Nhờ đó mà đạo sĩ Trần Đoàn mới khai sáng ra khoa Tử vi, dùng sao trên trời, được

Âm Dương hóa và Ngũ hành hóa, để xếp bày vận số của con người, để rồi từ đó, suy diễn trên quy luật biến hóa Âm Dương Ngũ hành, những ý nghĩa trên con người.

   Đến đây, tưởng cần xét về sự áp dụng quy luật biến hóa này vào khoa Tử vi.

  B- SỰ ỨNG DỤNG VÀO KHOA TỬ VI 

Những nhận xét sau đây đáng được nêu lên: 

1) Khoa Tử vi bị Âm Dương hóa và Ngũ hành hóa

  1. a) Về tuổi: có tuổi Âm, tuổi Dương. Vì tuổi gồm hai yếu tố Can và Chi, nên Can, Chi cũng bị Âm Dương hóa. Chẳng hạn như:

- Dương gồm có 5 can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và 6 chi gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. 

 - Âm gồm có 5 can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý và 6 chị: Sửu, Mão, Mùi, Dậu, Hợi. 

 Mỗi tuổi có một hành riêng như Giáp Tý, Ất Sửu thuộc hành Kim, Bính Dần, Đinh Mão thuộc hành Hỏa, vv...

  1. b) Ngày, tháng, giờ cũng có Can, Chỉ riêng. Ví dụ: sinh vào ngày 8 tháng 8 giờ Dần thì là ngày Tân Sửu, tháng Mậu Thân, giờ Canh Dần. Như vậy, ngày sinh này cũng có cả Âm Dương Ngũ hành pha trộn nhau.
  2. c) Cục cũng có hành riêng. Vì mỗi hành trấn ngự một số cung và theo một phương hướng riêng, nên hành của cục cũng bị quy tắc ngũ hành chi phối.
  3. d) Mệnh của mỗi người đóng một cung được Âm Dương hóa. Ví dụ ở cung Dần là Dương, Mão là Âm, cả hai thuộc Mộc.

  1. e) Chính tinh và Trợ tinh, mỗi sao có một hành riêng. Ví dụ cung Mệnh ở Dần (Dương Mộc) có Liêm Trinh (Hỏa) tọa thủ thì sẽ gặp sự chi phối của cung Dương Mộc đối với sao Hỏa này.

2) Tương quan quá ư phức tạp giữa các đối tượng của hệ thống Âm Dương Ngũ hành

  Sự kiện năm tháng ngày giờ, can chi, mệnh, cục, chính tinh, phụ tinh và các cung bị âm dương và ngũ hành chi phối đồng loạt đã gây nên một hệ thống tương quan phức tạp giữa các đối tượng. Điều này làm cho con người giải đoán Tử vi lâm vào một mê hồn trận hầu như không có lối thoát.

  Thật vậy, người ta thấy ít nhất phải có sự cân nhắc giữa các chiều hướng chi phối sau:

 - Sự chi phối giữa Bản Mệnh và Cục về mặt ngũ hành.

 - Sự chi phối giữa tuổi Dương, tuổi Âm đối với Mệnh ở Dương hay ở Âm cung. 

 - Sự chi phối giữa cung an Mệnh với chính tinh thủ Mệnh. Trong trường hợp chính tinh thủ mệnh có hai ngôi khác hành nhau, sự chi phối càng thêm phức tạp

- Sự chi phối giữa chính tinh thủ Mệnh và hành của Bản Mệnh.

- Sự chi phối giữa chính tinh và phụ tinh thủ Mệnh với hành của cung an mệnh. - Đó là chưa kể các sự chi phối của cung Phúc Đức. Cung này được xem như rất quan trọng vì có hiệu lực chi phối trên 11 cung khác. v Nếu phải quan tâm cân nhắc tất cả các mối liên hệ chằng chịt đó, sự luận đoán chắc chắn sẽ rơi vào chỗ võ đoán, vì không có một nguyên tắc nào ưu thắng: tất cả đều có tầm quan trọng hầu như ngang nhau. Mỗi yếu tố chi phối là hàm số của yếu tố khác. Thành thử, ta sẽ có một hệ thống hàm số vô cùng phức tạp đến nỗi khó lòng tìm được một phương trình chung. Điều này làm cho khoa Tử vi tối nghĩa, khó hiểu, làm giảm đi giá trị của môn học này. Cho đến nay, chưa thấy sách vở nào khai phá được phương trình hàm số bách biến đó. Nếu chỉ tìm được một phương trình tổng quát thì sự luận đoán không cụ thể, làm giảm giá trị khoa bói toán.

Tuy nhiên, dù không tìm được phương trình bách biến đó, ta vẫn có thể suy diễn được vài nguyên tắc căn bản hướng dẫn việc luận đoán.

  1. a) Quan trọng nhất là quy luật Âm Dương

Theo đúng lý thuyết thì hai khí Âm Dương là động cơ nguyên thủy phát sinh ra bốn mùa và năm hành. Luật biến hóa của Âm Dương thể tất phải quan trọng hơn luật biến hóa của ngũ hành. Nói khác đi, luật biến dịch của ngũ hành là luật nhỏ, bị đóng khung trong quy luật Âm Dương. Điểm này có nhiều hệ luận trong khoa Tử vi.

- Mệnh ai tướng hợp với luật Âm Dương thì lợi lộc hơn. Chẳng hạn con trai có tuổi Dương, mệnh đóng ở cung Dương, sinh vào ban ngày (thời gian ảnh hưởng của Thái Dương), được các dương tinh tọa thủ, sẽ có nhiều tương hợp thuận lý, lợi cho lá số.

- Hai sao Thái Dương và Thái Âm càng sáng sủa thì càng đắc cách. Thái Dương biểu tượng cho bên nội, cho cha, cho chồng. Thái Âm biểu tượng cho bên ngoài, cho mẹ, 

cho VỢ. Hai sao Nhật Nguyệt mà sáng sủa thì nguyên lý Âm Dương tương thuận: đường số sẽ được hưởng dương phúc và âm phúc của hai dòng họ, của cha và mẹ, của vợ và chồng, chưa kể ảnh hưởng tốt đẹp đến con trai, con gái. Như vậy tác dụng của Âm Dương có tính cách di truyền khá mạnh và khá rộng. Vì vậy, quan niệm người xưa cho rằng quy tắc Âm Dương và thuận lợi thì nhân sinh quan của đương số sẽ hưng vượng. Như thế, ý niệm phúc đức nhân sinh liên hệ chặt chẽ với ý niệm tương thuận của nguyên lý Âm Dương của vũ trụ. Nhân sinh quan và vũ trụ quan liên đới mật thiết với nhau. Phần phúc đức của con người gắn liền với sự tương hợp của yếu tố Âm Dương trong vũ trụ. Có lẽ hàm số hạnh phúc nhân loại tùy thuộc vào biến số hợp vị của nguyên lý vũ trụ này.

  1. b) Quy luật Ngũ Hành quan trọng nhất

   Ngũ hành là hậu quả của sự tác hóa Âm Dương, giống như cái ngọn phát sinh từ cái gốc. Do đó, quy luật ngũ hành tất phải kém quan trọng hơn quy luật Âm Dương.

   Sự đi đôi của Âm Dương và Ngũ hành được thể hiện trong hầu hết các sao, nhất là chính tinh. Ví dụ như Thái Dương là Dương tinh thuộc hành Hỏa, Phá quân là Âm tinh, thuộc hành Thủy, Văn Xương là Dương tinh hành Kim.

   Nhưng, có một số lớn phụ tinh có ngũ hành mà lại thiếu Âm Dương. Ví dụ như Địa không, Địa kiếp không có Âm Dương mà chỉ có hành Hỏa. Chưa có tác giả nào cắt nghĩa được sự thiếu sót này. Chính sự thiếu sót này đã mâu thuẫn với lý thuyết Âm Dương Ngũ hành song đôi. Thật vậy, Ngũ hành không tự sinh mà phải thoát thai từ Âm Dương, cho nên có ngũ hành là phải có Âm Dương đi kèm. Không hiểu tại sao Trần Đoàn lại bỏ sót việc Âm Dương hóa một 

số phụ tinh. Phải chăng, các tác giả hậu sinh đã bỏ sót?

   Dù sao, sự thiếu sót đó làm cho lý thuyết Âm Dương Ngũ hành chưa được hoàn bị. Vấn đề đặt ra là, về mặt thực dụng, sự thiếu sót đó có di lụy nào cho việc giải đoán?

   Trước hết, ta thiếu yếu tố để cân nhắc tinh vi. .

   Thứ đến là ta không đối chiếu được hai loại sao có và không có Âm Dương tinh. Chung cuộc chỉ còn cách xét các sao về mặt ngũ hành mà thôi, tức là phải bỏ gốc xét ngọn, dù biết đó là một thiếu sót. 

   Riêng về mặt ngũ hành, quy tắc chi phối giữa các sao vẫn là quy tắc lý thuyết. Quy tắc này gồm năm điểm:

  - Hai hành kế tiếp nhau thì tương sinh.

  Thứ tự kế tiếp là Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy. Như vậy, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc.

- Hai hành đúng cách nhau một hành thì tương khắc.

Như thế Mộc khắc Thổ, Hỏa khắc Kim, Thổ khắc Thủy, Kim khắc Mộc.

  - Sự tương sinh hay tương khắc chỉ theo một chiều.

  Cụ thể là Mộc sinh Hỏa chứ Hỏa không sinh Mộc. Kim khắc Mộc chứ Mộc chẳng khác được Kim. Không khắc được dĩ nhiên không có nghĩa là sinh. Trong việc sinh khắc, có một hành tích cực (sinh, khắc) và một hành tiêu cực (được sinh, bị khắc).

- Hành sinh tiêu cực được lợi hơn.

   Mộc sinh Hỏa thì Hỏa được phù trợ, trong khi Mộc bị hao tán.

  - Hành khắc tích cực ưu thế hơn.

   Kim khắc Mộc vị tất Kim phải ưu thắng, Mộc bị thiệt.

Nói theo nhãn quan Tử vi thì, ngũ hành các sao càng tương sinh nhiều thì càng lợi cho người đó. Ngược lại, nếu có nhiều tương khắc thì càng bất lợi.

  1. c) Tương thuận, tương nghịch giữa Âm Dương và Ngũ hành 

    Quy luật sinh khắc giữa các sao về Âm Dương Ngũ hành rất phức tạp. Càng có nhiều sao can dự, càng rắc rối. Sự sinh khắc qua lại giữa nhiều sao chắc chắn đưa đến một mê hồn trận cho người giải đoán, nhất là khi chúng ta chưa tìm được công thức phức tạp về sinh khắc.

    Đây là một sự phức tạp cố hữu, không thể giản lược. Mọi nỗ lực giản dị hóa đều bao hàm nhiều sai số. Cho nên, tuy ta không tìm được công thức sinh khắc chung, chúng ta cũng sẽ không thể giản dị hóa quy luật sinh khắc. Nhưng, có thể có bốn trường hợp sinh khắc tổng quát, giản dị nhất là giữa hai sao, về mặt Âm Dương lẫn Ngũ hành. Đó là các trường hợp:

- Thuận Âm Dương, thuận Ngũ hành.

 - Nghịch Âm Dương, nghịch Ngũ hành. 

- Thuận Âm Dương, nghịch Ngũ hành. 

- Nghịch Âm Dương, thuận Ngũ hành.

Nếu chỉ căn cứ vào đó mà đánh giá hay dở, thì trường hợp đầu tiên là lý tưởng nhất và trường hợp thứ hai là tệ hại nhất. Hai trường hợp sau lợi hại tương đương. Nhưng tác 

giả cho rằng trường hợp thứ ba (Thuận Âm Dương, nghịch Ngũ hành) tương đối tốt hơn trường hợp chót. Sự đánh giá đó căn cứ vào thứ tự ưu tiên chi phối của Âm Dương trên ưu tiên chi phối của Ngũ hành

Tác giả không tìm được công thức cho ba sao trở lên.

  1. d) Ngũ hành của chính tinh với phụ tinh

   Tử vi học chia sao thành chính tinh và phụ tinh. Tính chất chính hay phụ, tự nó quyết định thứ tự quan trọng rồi: chính tỉnh phải xem như quan trọng hơn phụ tinh.

   Vì vậy, về mặt Ngũ hành, theo thiển ý, hành của chính tỉnh phải trội yếu hơn hành của phụ tinh. Trong trường hợp có tương khắc, phải đánh giá sự hay, dở theo thứ tự quan trọng đó.

   Nếu một phụ tinh khắc hành với chính tinh, sự khắc chế này không quan trọng lắm. Nhưng, nếu trong một cung, có quá nhiều phụ tinh khắc hành với chính tinh thì chính diệu này bị nghịch cảnh lớn. Rất khó xác định số lượng phụ | tinh trong trường hợp này.

  1. e) Ngũ hành của cung và sao

    Cùng là môi trường sinh trưởng của sao. Vì vậy, hành của cung ảnh hưởng trực tiếp đến hành của sao. Theo thiển ý, hành cùng quan trọng hơn hành sao, vì làm cho hành sao tăng hay giảm giá trị. Chẳng hạn sao Hỏa đóng ở cung Thủy sẽ mất nhiều tác dụng. Ngược lại, sao Hỏa đóng cung Mộc sẽ thịnh hơn. Giữa cung và sao, chỉ có sao bị cung ảnh hưởng: không có sự chi phối ngược lại.

   Nếu đi tìm một hình ảnh, thì cũng ví như đất, sao ví như cây cối. Đất xấu làm cây xấu, đất tốt sinh cây tốt.

   Vì vậy, hành của cung rất quan trọng và quan trọng hơn hành sao vì chi phối vào hành sao theo một chiều nhất định. Việc luận đoán Tử vi không nên bỏ qua yếu tố này.

   Ngũ hành của cung được quy định như sau: 

 - Cung Mộc ở hai ô Dần và Mão. 

- Cùng Hỏa ở hai ô Tỵ và Ngọ. 

- Cung Kim ở hai ô Thân và Dậu. 

 - Cúng Thủy ở hai ô Hợi và Tý. 

- Cung Thổ ở bốn ô Thìn, Tuất, Sửu và Mùi.

Chỉ riêng Thổ chiếm đến bốn cung và xen kẽ với các cung khác hành.

  1. f) Vị trí quan trọng của cung hành Thổ

   Trong khi mỗi hành Mộc, Hỏa, Kim, Thủy chiếm hai cung liền nhau thì hành Thổ chiếm bốn cung, mà vị trí ở Xen ke hai cùng khác hành. 

   Sự bố trí này dường như bắt nguồn từ quan niệm cho rằng đất ở rải rác khắp nơi và chứa đựng bốn nguyên hành khác. Theo Đổng Trọng Thư thì "Thổ ở giữa gọi là Thiên Nhuận. Thổ là chân tay của Trời, đức của Thổ tươi tốt không thể dựa vào công việc riêng của một mùa mà mệnh danh cho Thổ được: cho nên có Ngũ hành mà chỉ có Tứ thời là vì Thổ kiêm cả Tứ thời".

   Bốn cung Thổ được gọi là bốn cung Mộ (hay Tứ Mộ hoặc Tứ Quý) đệm ở giữa hai hành tương sinh. Theo Nguyễn Mạnh Bảo thì "trong khoảng hai hành sinh nhau lại có Tứ Quý thuộc Thổ, tức như con đệm ở trong để dung hòa đều đặn, tránh những gì quá sức động mà có hại cho sự sinh tồn".

   Có tác giả dựa vào đó mà cho rằng người nào cung Mệnh an tại Tứ Mộ là có thiên phước, được dành cho chỗ vừa ý, lại có tính đảm đang, thích ứng được với nhiều hoàn cảnh. Tuy nhiên, nhận định này hãy còn phiến diện và tổng quát, chưa hẳn có giá trị quyết định. 

  1. g) Tương quan giữa Mệnh, chính tinh thủ Mệnh và cung an Mệnh

Trên mặt ngũ hành, phải đặc biệt quan tâm đến tương quan giữa ba yếu tố quan trọng của lá số là Bản Mệnh, chính tinh thủ Mệnh và cung an Mệnh. Trong ba yếu tố này, Bản Mệnh bao giờ cũng quan trọng hơn hết.

Nếu Bản Mệnh được hưởng sự phù sinh càng nhiều thì càng đắc lợi. Quy tắc phù sinh lý tưởng nhất là:

Cung an Mệnh sinh được chính tinh thủ Mệnh, chính tinh thủ Mệnh lại sinh được Bản Mệnh. Ví dụ như cung Mệnh an tại Mão thuộc Mộc, có Thái Dương thuộc Hỏa tọa thủ, Bản Mệnh lại thuộc Thổ. Nhờ vậy, Thổ mệnh được phù sinh ở hai hệ cấp: cung an Mệnh phù chính tỉnh, rồi chính tinh phù sinh Bản Mệnh.

Nếu có một tương khắc thì kém tốt, nếu có đến hai cấp khắc thì xấu cho Bản Mệnh. Ngoài ra, nếu Bản Mệnh sinh ra chính tinh hay khác chính tinh, hoặc khắc cung an Mệnh thì bất lợi cho Mệnh.

  1. h) Tương quan Bản Mệnh và Cục

Như đã trình bày, Mệnh phải được Cục phù sinh thì mới tốt, bằng không, nếu Mệnh sinh Cục, nhất là Cục khắc Mệnh thì xấu, cần được cứu gỡ lại bằng Phúc tốt mới quận bình được.

Tóm lại, về ngũ hành trong Tử vi, một hàm số Bản Mệnh chỉ tốt khi gặp nhiều tương thuận về Âm Dương Ngũ hành. Càng có nhiều trục trặc, độ số tốt càng giảm đi.

1) Ngũ hành của 10 can và 12 chi

Tuổi hay năm sinh của người Đông phương được xem như sự kết hợp của hai yếu tố: can và chi. đ Có tất cả 10 can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. - Có tất cả 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Như đã trình bày, 10 can và 12 chi cũng bị âm dương hóa và ngũ hành hóa.

Về can, thì sự phân định Âm Dương và Ngũ hành như

sau:

   Vậy, trên mặt Âm Dương Ngũ hành của can, có sự tế phân chi tiết và rõ rệt. Có tuổi Dương Mộc, có tuổi Âm Mộc, cũng như có tuổi Dương Thủy và tuổi Âm Thủy. Có tác giả căn cứ vào đó mà tìm thêm ý nghĩa uẩn khúc của con trong tuổi. Chẳng hạn như cho rằng tuổi Bính là Dương Hỏa thì người tính nóng như lửa, dễ giận, dễ nguôi... Nhưng, thiết tưởng lối suy diễn này chỉ căn cứ trên một yếu tố duy nhất nên ít giá trị.

   Về 12 chi, ngoài sự phân định Âm Dương Ngũ hành, khoa Tử vi còn định cung và định hướng, cũng như cho cả màu sắc tương ứng với ngũ hành đồng thời vị trí hóa trong hệ đồ bát quái. 

Sự phân định trên đây rất đầy đủ. Nhưng, đáng tiếc là khoa Tử vi không nêu rõ quy tắc chi phối tinh vi đối với hàm số Âm Dương Ngũ hành phức tạp của Can Chi. Chẳng hạn, người tuổi Giáp (Dương Hỏa), Tý (Dương Thủy) sẽ có vận số như thế nào căn cứ trên sự kết hợp Dương Hỏa VỚI Dương Thủy? Tác dụng của việc định hướng ra sao đối với vận số? Quẻ Khảm có nghĩa gì đối với đương sự?

Đó là những ẩn số và những mâu thuẫn chưa có giải đáp. Trên bảng này, chỉ có phương hướng là có ít nhiều tác dụng cắt nghĩa được. Như sao Thái Dương sẽ thuận vị ở các cung hướng Đông, sao Nam đẩu lợi địa ở cung hướng Nam, Bắc đẩu ở hướng Bắc.

VẤN ĐỀ NGHỊCH HỢP CỦA ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

Theo thuận lý, những tương sinh về Âm Dương Ngũ hành trên các yếu tố của lá số càng có nhiều thì càng lợi cho đương số

Tuy nhiên, có nhiều tác giả cho rằng nhiều tương sinh chưa hẳn là tốt; trái lại, có đối khắc trong các yếu tố chưa hẳn đã là xấu. Quan điểm này nói lên vấn đề nghịch hợp của quy luật Âm Dương Ngũ hành. Ví dụ như có người dân chứng rằng người Mệnh Thủy, cung Mệnh đóng ở Thủy, tại đó có nhiều sao Thủy hay nhiều sao Kim (Kim sinh Thủy) thì không chắc đã hay, dù các yếu tố tương sinh về Âm Dương Ngũ hành đều có lợi cho đương mệnh. Lý do đưa ra là quá nhiều nước thì làm úng Bản Mệnh, chỉ cần một số lượng nước vừa phải thì Bản Mệnh mới tồn tại và hưng vượng. Một ví dụ về đối khắc cho rằng Bản Mệnh là Hỏa đóng ở cung Kim, thông thường thì đối khắc, nhưng chính nhờ Hỏa khắc Kim mà Kim mới thành đại dụng (kim khí nhờ lửa mới được rèn đúc thành vật dụng thiết yếu). Cho 

nên, việc đối khắc này lại cho đương số chớ không có hại. Một ví dụ khác nữa cho rằng trong một cung mà có sao Kim, sao Mộc, thất sao Mộc bị sao Kim khắc chế, nhưng, nếu có cả sao Thủy đồng cung thì, theo luận cứ của vài tác giả, sao Mộc sẽ vô hại, vì lúc bấy giờ, Kim bận lo sinh Thủy nên không lo khắc Mộc!

   Qua những ví dụ đó, ai cũng thấy rằng quy luật hợp hay khắc của Âm Dương Ngũ hành rất phức tạp, khả dĩ đưa đến một mê hồn trận không có lối thoát, vì chưa ai giải rõ được số lượng yếu tố tương sinh vừa phải, số lượng yếu tố tương khắc vừa đủ, trường hợp nào khắc mà hay, trường hợp nào sinh mà dở, trường hợp nào khắc mà không khắc, lý do nào bị khắc mà hóa ra không bị khắc, vv...

Trí óc con người có thể hình dung được sự bất lợi của thái quá đối với bất luận yếu tố nào của con người. Nhưng cho đến nay, ngay cả trong lý thuyết Âm Dương Ngũ hành và trong quan điểm của những tác giả thực nghiệm, chưa thấy có quy luật nào nói lên mức độ trung dung vừa phải. Dường như đây là vấn đề lương định của mỗi cá nhân.

   Trí óc con người cũng có thể hình dung được rằng sự khắc chế có nhiều cái hay cho con người và đời người, cụ thể như nghĩ rằng nghịch cảnh có thể là một động lực tốt thúc đẩy con người đấu tranh, do đó, sự đối khắc xét ra có ích để cho con người được trui rèn, ngõ hầu trở thành lão luyện, từng trải. Những, lối hình dung như vậy chỉ đúng được một phần vì hai lẽ:

  - Nghịch cảnh có thể làm lụn bại chí đấu tranh của cá nhân, nếu đó là nghịch cảnh lớn và liên tiếp, quá sức chịu đựng của cá nhân.

 

   - Mức độ nặng nhẹ của nghịch cảnh phát xuất từ sự đối khắc ngũ hành không thể quy định thích đáng cho mọi người và mỗi cá nhân. Vẫn có trường hợp hai đối khắc ngũ hành là vừa đủ cho cá nhân này lại là quá nặng cho một cá nhân khác.

   Một lần nữa, đây cũng là một vấn đề lượng định riêng của người giải đoán. ..

   - Đối với ví dụ sao Kim bận sinh cho sao Thủy nên không lo khắc chế sao Mộc đồng cung, thì đây quả là một lý luận đúng nửa chừng vì có người đối lại rằng sao Kim có thể chỉ lo khắc sao Mộc mà bỏ qua sao Thủy, hoặc là sao Thủy, vì lo phù sinh cho sao Mộc gần sao Mộc hưng vượng sẽ không bị sao Kim khắc chế? Thành thử, trên ví dụ đó, có thể có nhiều hướng luận đoán chứ không phải chỉ có một lý luận. Ai khẳng định tức là rơi vào phiến diện, từ đó có thể sai lầm. 

   Cho nên, vấn đề nghịch hay hợp giữa các hành còn thiếu sót. Không lý thuyết nào đủ sức đưa ra những lượng định (appreciation quantitative) và những phẩm định (appréciation qualitative) thỏa đáng, khả dĩ là quy luật giải đoán chung được. Cũng không có tác giả nào làm được việc này. Tất cả đều lệ thuộc sự thẩm định riêng rẽ của người giải đoán, may thì đúng, rủi thì sai. Đây là một nhược điểm trầm trọng của khoa Tử vi mà hậu quả sẽ đưa đến nhiều tranh chấp nan giải.

BẢNG XẾP LOẠI CÁC SAO THEO NGŨ HÀNH THEO Xoso888 Matrix Number

     Chỉ riêng hai sao Tuần, Triệt không có ngũ hành riêng mà theo ngũ hành của cung tọa thủ. Vì Tuần, Triệt đóng giữa hai cung nên sẽ có hai hành. Ví dụ: Triệt ở Thìn, Tỵ sẽ có hành Thổ (Thìn) và Hỏa (Tỵ), Tuần ở Tuất, Hợi sẽ có | hành Thổ (Tuất) và Thủy (Hợi). Các sao khác sẽ theo ngũ hành dưới đây:





















Chuyên gia số học Thanh Vũ

Cao thủ soi cầu lô đề 3 miền

Thanh Vũ là một chuyên gia soi cầu trẻ nhưng giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết với 5 năm trong nghề.
Nhờ các tính toán giải mã chuẩn xác từ chuyên gia Thanh Vũ, rất nhiều anh em đã về bờ và phát lộc cùng các con số may mắn mà cô tìm ra.

Soi cầu

Go to top